Chiêm ngưỡng bộ ảnh “Sắc màu nhịp sống vùng cao” tuyệt đẹp

Hoa tớ dày nở báo hiệu xuân về, cũng là lúc không khí nhộn nhịp trên khắp bản làng Mù Cang Chải.Cuối năm là dịp đào rừng đua nở, phủ sắc hồng trên những vạt rừng vùng cao huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Trong tiếng H’Mông, loài hoa này được gọi là tớ dày, cây mọc tự nhiên ở các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Púng Luông và Dế Xu Phình. Đào rừng có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực, nở thành từng chùm cận Tết dương dịch và kéo dài đến hơn một tháng.

Bộ ảnh cảnh sắc miền Bắc đất nước

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Sắc màu nhịp sống vùng cao” do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987, quê Việt Yên, Bắc Giang) thực hiện trong các dịp rong ruổi miền núi phía Bắc nước ta.

Hình ảnh mẹ con người H’Mông vui đùa trong rừng hoa mận trắng trên vùng cao nguyên bản Phiêng Cành, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nụ cười của những phụ nữ Lô Lô trên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc sườn đồi Lũng Cú, Đồng Văn. Nhiếp ảnh gia kể cứ mỗi dịp mùa xuân về là anh tới Hà Giang sáng tác ảnh, từ Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là, Xà Phìn, Đồng Văn cho tới Hoàng Su Phì.

Hữu Thông chia sẻ, bức ảnh để lại nhiều cảm xúc với anh khi tác nghiệp là bức chụp đôi má trẻ thơ bên khóm hoa cải vàng tại Sủng Là.

Nơi này đã làm ngây ngất mọi du khách ghé thăm với khung cảnh những mái nhà trình tường bao quanh bởi hoa cải, hoa đào, mận nở rực rỡ. Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, nối Yên Minh với cao nguyên đá Đồng Văn

Sắc xuân trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Những hình ảnh bình dị nhưng độc đáo

Một trong những hình ảnh đặc biệt của Cao Bằng là những chiếc Cọn nước hình bánh xe khổng lồ đang chậm rãi quay theo dòng nước chảy. Ruộng bậc thang nằm trên các lưng chừng đồi, không tập trung nên không chủ động nước tưới từ các công trình thủy lợi. Do đó, cọn nước, được làm từ tre nứa, gỗ, với 3 phần chính là trục giữa, nang cọn và cánh quạt, là trợ thủ đắc lực cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Thu hoạch trúc ở huyện Bảo Lạc, phía tây Cao Bằng. Nhiếp ảnh gia cho biết đầu năm 2020, anh cùng bốn người bạn đi du xuân ở Bảo Lạc thì bắt gặp các cô người Dao đang thu hoạch trúc sào, lúc đó chỉ có một chiếc máy ảnh duy nhất nên mấy anh em thay nhau chụp. Lúc này đã 17 giờ và trong rừng trời sụp tối nhanh, màu xanh mướt của rừng trúc và màu hồng của trang phục tạo nên bức hình ấn tượng. Ảnh đã được triển lãm tại cuộc thi Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2020.

Trong các tác phẩm mà Nguyễn Hữu Thông chụp, thì có đến 90% ảnh anh chụp về vùng đất biên cương phía Bắc và cũng 90% số giải thưởng nhiếp ảnh mà anh đạt được là sáng tác từ vùng đất này.

Ngắm nhìn những chú ngực hoang được người nơi đây thuần chủng đang ăn cỏ trong nắng chiều trên thảo nguyên Hữu Lũng, Lạng Sơn. Những con ngực ở đây được huấn luyện để du khách chụp ảnh hoặc thuê xe ngựa tham quan, kiếm thêm thu nhập.

Một số hình ảnh đời sống khác

Sắc đỏ vải thiều huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang. Vào tháng 6 hàng năm, dân thu hoạch vải thiều Lục Ngạn, đặc sản nổi tiếng cả nước. Sau khi thu mua vải từ nông dân, thương lái sẽ chọn lọc quả đẹp và đóng thùng chờ chuyển đi tiêu thụ.

Các ông đồ viết câu đối thư pháp trên giấy đỏ vào ngày Tết, giữ nét xuân xưa tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Thổ Hà nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng là một ngôi làng cổ phong cảnh hữu tình với cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong ngõ.

Hội hát quan họ tổ chức tại chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào dịp đầu xuân hàng năm trở thành nơi gặp gỡ giao lưu của các liền anh liền chị và những người yêu mến làn điệu dân ca trữ tình này.