Bản Cát Cát là ngôi làng cổ thu hút khách du lịch Sapa bởi những nét đẹp yên bình mà độc đáo giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc. Địa danh này từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong tour Sapa với nhiều trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Bản Cát Cát tọa lạc ngay dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào người dân tộc H’Mông. Nơi đây cách thị trấn Sapa chừng 3km theo hướng về phía đỉnh Fansipan.
Cát Cát được mệnh danh là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc khi có nền văn hóa độc đáo, kiến trúc đặc trưng truyền thống, khung cảnh thơ mộng. Đi du lịch Sapa đến với bản Cát Cát, bất cứ du khách hàng cũng đều bị ‘hớp hồn’ bởi vẻ đẹp yên bình, dường như đang e ấp giữa thiên nhiên đất trời bao la.
Mang trong mình một tâm thế đi để trải nghiệm và tìm hiểu về các giá trị văn hóa, truyền thống vùng miền, chúng mình không ngần ngại xin vào nhà của dân tộc người H’mông để có thể hiểu hơn về cuộc sống của đồng bào nơi đây. Khác với những công trình bê tông kiên cố, hiện đại ở thị trấn, Cát Cát vẫn giữ được nét đặc trưng của một ngôi làng giữa núi với con người hiền lành, chân chất.
Người H’mông chủ yếu làm nghề thủ công, từ những vật dụng đơn giản như cái áo, chiếc túi đến những thứ kỳ công như trang sức đều do một tay họ tự làm ra. Tất cả quá trình, công đoạn đều được “cha truyền con nối” từ đời này qua đời khác. Do đó, giá trị truyền thống trong đồng bào nơi đây chỉ có tiếp tục, kéo dài mà không có dấu hiệu ngừng lại. Nói là thế nhưng đến lúc chứng kiến tận mắt, bạn mới thấy cảm phục trước những giá trị văn hóa miền núi mà nhiều khi chúng mình còn vô tình phớt lờ, bỏ qua.
Không chỉ dừng lại ở đó, đến với Cát Cát, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào những điệu múa uyển chuyển của những cô gái hay tiếng đàn môi, điệu khèn vui tươi của các chàng trai H’Mông rồi cùng đồng bảo thưởng thức đặc sản.
Sự mộc mạc, đơn sơ hòa quyện trong mỗi nếp nhà ở Cát Cát, tấm thổ cẩm, nụ cười của con người chân chất đã tạo nên cảm giác cho những người yêu thiên nhiên, yêu con người Việt Nam.
Lạc bước vào ngôi làng cổ, ngay tại cổng chính bạn đã nhận thấy sự bình yên đến lạ thường. Những ngôi nhà truyền thống hòa lẫn trong màu xanh của thiên nhiên, sắc màu rực rỡ từ các loài hoa. Bên góc hiên nhà là hình ảnh người phụ nữ đang dệt vải. Khung cảnh ấy hiện hữu khiến du khách đi tour du lịch Sapa lần đầu đến đây vô cùng thích thú.
Kiến trúc nhà ở của người dân Cát Cát mang đậm dấu ấn cổ kính, đó là dáng dấp rất đặc trưng mà đồng bào người dân tộc vùng cao Tây Bắc thường sử dụng. Các ngôi nhà nằm san sát với nhau, chỉ cách vài sải chân.
Nhà 3 gian, có lợp mái bằng lá cọ hoặc gỗ pơmu. Vách nhà che chắn bởi gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào với cửa chính nằm ngay gian giữa và 2 cửa phụ ở 2 đầu nhà. Hơn hết, ở mỗi ngôi nhà còn đều thiết kế sàn gác, phục vụ mục đích chứa đựng lương thực, đồ đạc.
Theo tour Sapa từ Hà Nội rồi di chuyển tiếp đến trung tâm bản Cát Cát, bạn sẽ nghe đâu đó văng vẳng tiếng nước đổ giữa khoảng không gian trong lành. Men theo tiếng gọi ấy, khách du lịch đến được ngọn thác Cát Cát tung bọt trắng xóa. Ngoài ra, còn có suối Tiên Sa, suối Vàng, suối Bạc ngày đêm rì rào.
Rất đông du khách còn thích được ngắm nhìn cây cầu treo Si và cầu A Lứ ngay gần đó. Lưu lại những bức hình lưu niệm thực sự ấn tượng giữa mây trời Tây Bắc.
Mỗi mùa trong năm, bản Cát Cát Sapa lại mang khoác trên mình tấm áo mới, thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp rất riêng. Tuy nhiên, khoảng thời gian lý tưởng nhất thường rơi vào tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Lúc này, khí hậu ôn hòa, ít mưa, thuận tiện cho quá trình di chuyển, khám phá của du khách.
Vào tháng 4, 5, thời điểm cuối xuân đầu hạ, bản làng hấp dẫn khách du lịch với màu xanh mượt mà, êm dịu của cỏ cây. Trong khi, tháng 9, 10 nơi đây lại thay áo bằng sắc vàng rực rỡ, hương thơm quyến rũ của lúa mới từ những thửa ruộng bậc thang…
Bước qua cổng vào bản, bạn sẽ bắt gặp ngay con đường đá “trong truyền thuyết” chỉ vừa đủ hai hàng người đi. Con đường nhỏ nằm len lỏi giữa khu chợ của người H’mông tạo nên vẻ đẹp đậm chất vùng cao.
Đi dọc hai bên đường, bạn sẽ bắt gặp những quầy hàng với ti tỉ thứ đồ thủ công do chính những người dân nơi đây tỉ mỉ tạo ra như: trang sức, túi thổ cẩm, gấu nhồi thổ cẩm. Nếu muốn mua quà về cho người thân, bạn bè, bạn có thể tận dụng cơ hội này để sắm cả túi to đem về.
Đi xa chợ Cát Cát hơn một chút, nếu bạn nghe thấy tiếng nước chảy mạnh, đó chính là trung tâm của bản. Đây là điểm gặp nhau của ba dòng suối là suối Vàng, suối Bạc, suối Tiên Sa, ngày đêm róc rách chảy. Đến Cát Cát, không chỉ được cảm nhận vẻ đẹp nguyên sơ, dung dị mà còn được lắng nghe những âm thanh thuần tự nhiên như tiếng suối, tiếng chim, tiếng gió,… bao muộn phiền cũng hóa hư vô.
Trung tâm bản Cát Cát có khá nhiều điểm hay ho để bạn khám phá như cối xay nước khổng lồ, cầu tre trên thác, đu quay gỗ nên đừng quên “chọn cảnh gửi hình” checkin ở đây nhé.
Đối với những bạn thích tìm hiểu về văn hóa dân tộc thì trung tâm bản chính là thiên đường của các bạn đấy. Ở đây sẽ thường xuyên diễn ra các hoạt động truyền thống như biểu diễn nghệ thuật, nhà dệt vải, se lanh,…
Chưa hết đâu nhé, bản Cát Cát còn sở hữu một dòng thác dựng đứng, chảy xiết quanh năm. Dòng thác này được người Pháp tìm thấy và đặt cho cái tên khá dễ nhớ: thác Cát Cát.
Tại đây, có đến 80 hộ dân sinh sống quần cư dọc theo con đường bậc thang giữa bản. Do đó, khá dễ dàng để những “kẻ lang thang” như chúng mình bắt gặp những nếp nhà sàn “đứng uy nghi” giữa bạt ngàn núi rừng. Những ngôi nhà ở đây thường được làm từ chất liệu gỗ, y như những gì chúng mình được coi trên phim. Không gian trong nhà đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lắm nhé: có bếp, có chỗ ăn, chỗ tiếp khách và hai gian phòng ngủ.
Rượu ngô hay còn gọi là nước hạnh phúc là một thức uống phổ biến ở bản Cát Cát. Để tạo ra được một hũ rượu ngon, đúng chuẩn, ngô cần được đun sôi trong nước nóng rồi trộn chung với nấm và chờ lên men.
Rượu ngô bán nhiều ở chợ với giá vô cùng hợp lý nên đừng ngần ngại mua về làm quà cho người thân nhé.
Thịt trâu gác bếp ở bản Cát Cát thì không cần bình luận nhiều vì món này đã quá nổi tiếng. Những miếng thịt màu nâu sâm, hơi dai, đậm mùi khói bếp, hương vị ngọt mềm sẽ khiến du khách phải nghiện ngay từ lần thử đầu tiên.
Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc;…
Đến Lai Châu là đến với những đỉnh núi đẹp hùng vĩ của đất nước, nơi…
Lễ hội diễn ra trong 4 ngày 27/4 - 30/4, tại thung lũng Mường Hoa…
Fansipan là điểm đến được ưu ái hàng đầu phía Bắc trong 5 ngày nghỉ…
Tục “kéo vợ” là một phong tục cổ truyền của đồng bào Mông ở vùng…
Để đánh dấu cột mốc đặc biệt trong đời, Thủy và Đô quyết định trekking…