Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tựa tranh của vùng cao Bát Xát mùa nước đổ

Vẻ đẹp của bình minh vùng cao

Bình minh soi rọi trên các thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ tại Sàng Ma Sáo. Nhiếp ảnh gia Vũ Hà Nam (hay Nam Tròn) sinh năm 1984, hiện sống và làm việc tại Hà Nội, anh đam mê tìm kiếm những hình ảnh đẹp của mùa nước đổ vùng cao. Do dịch bệnh nên trong năm nay anh vẫn chưa có cơ hội trở lại Bát Xát nhưng 5 lần trước anh đã tích lũy cho được những hình ảnh đẹp đẽ về mùa nước đổ của vùng đất này.

Ruộng bậc thang mùa nước đổ là “đặc sản du lịch” của khu vực miền núi phía Bắc dịp tháng 5 – 6. Huyện vùng cao biên giới Bát Xát gồm thị trấn Bát Xát và 20 xã nằm ở tây bắc Lào Cai. Trong đó xã Y Tý nằm ở phía tây huyện, có độ cao trên 2.000 m và tựa lưng vào dãy Nhìu Cồ San.

Từ lời kể của anh Nam Tròn thì anh đã đi qua hầu hết các ruộng bậc thang ở Bát Xát, từ Y Tý, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Mường Hum cho đến A Lù, Ngải Thầu. Anh đã trải nghiệm tất cả các thể loại thời tiết khác nhau khi săn ảnh ở vùng cao Bát Xát này, lúc nắng vàng nhộm, sương mù cho đến nhiều mây, mưa rào.

Bức tranh xanh ngắt của ruộng bậc thang Dền Thàng, Bát Xát đẹp không thua kém với các ruộng bậc thang mùa nước đổ tại Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Cang Chải (Yên Bái).

Điểm du lịch đặc trưng mùa nước đổ

Có hơn 3.000 ha ruộng bậc thang ở huyện Bát Xát, địa phương với 70% là đồi núi này. Những dòng chảy Ngòi Phát, suối Lũng Pô, suối Quang Kim đã góp phần quan trọng trở thành nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và canh tác ruộng. Nơi đây còn trở thành điểm du lịch độc đáo khi được xem là nơi ngấm mùa nước đổ đẹp bậc nhất Tây Bắc.

Ảnh chụp vào này 6/5/2021 về khung cảnh những khoang ruộng đầy nước, bên trong là các khóm mạ non mới cấy Sàng Ma Sáo. Các gam màu khách nhau tạo nên khung cảnh bắt mắt vào mùa nước đổ, thường kéo dài trong tháng 5-6 hàng năm, với những thửa ruộng có thể cấy sớm hoặc muộn tùy theo thời tiết và theo từng khu vực xã.

Ngoài ngắm phong cảnh, du khách có thể trải nghiệm nhịp sống người dân tộc tại Bát Xát. Huyện vùng cao này là nơi sinh sống của các dân tộc như H’Mông, Dao, Giáy hay Hà Nhì.

Bức ảnh trên chụp tại Mường Hum, cách Sàng Ma Sáo khoảng 5 km. Dễ dàng nhìn ra sự vui tươi, nhộn nhịp của những người đồng bào đang cấy mạ nơi đây với những nụ cười họ giành cho ống kính của các nhiếp ảnh gia.

“Bé gái theo cha mẹ ra đồng cấy mạ tại Mường Hum là một khoảnh khắc gây ấn tượng với tôi”, anh Nam Tròn nói.

Anh cho biết, tuần này Bát Xát đang mùa đổ ải, làm đất rồi chuẩn bị cho nước đổ tràn các thửa ruộng bậc thang vào tuần tới, sau đó đất mềm hơn thì người dân sẽ cấy mạ.

Ruộng bậc thang Tây Bắc hùng vĩ

Khi du lịch đến đây một số du khách sẻ cảm thấy hơi khó khăn vì chặng đường đi Ngải Thầu có các rặng đồi từ cao đến thoai thoải, nhiều khúc quanh co. Bù lại du khách sẽ mê mẩn với cảnh đẹp mùa nước đổ hai bên đường, các ô ruộng bậc thang xếp tầng uốn lượn theo cung đường dốc tại Ngải Thầu và ẩn hiện trong sương sớm.

Bé trai ra đồng địu em trên lưng, phía xa là làn mây lảng bảng trên ruộng bậc thang Ngải Thầu. “Khi gặp người lạ, các bé thường bẽn lẽn đứng nhìn nhưng sau đó sẽ nhanh chóng làm quen và càng thích thú hơn khi được các nhiếp ảnh gia chụp hình”, anh Nam Tròn nói.

Những ngôi nhà trình tường tại A Lù, nếp nhà đặc trưng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc trở nên thơ mộng khi làn sương dầy vờn trên các thửa ruộng cùng nhà ở nơi đây, một điểm nhấn thú vị. Nhà trình tường dựng bằng đất, mát mùa hè và ấm mùa đông. Trước đây người dân phủ mái với cỏ tranh, rơm rạ truyền thống. Theo thời gian cùng sự phát triển xuất hiện những căn nhà dùng tấm lợp fibro xi măng hoặc mái tôn.

Khung cảnh đẹp tựa tranh vẽ này được chụp anh chụp vào tháng 5/2016. Vẻ đẹp vùng cao hoang sơ và mộc mạc rất nhiều so với thời điểm hiện tại.